Top 5 đặc Sản Núi Lang Biang Nhất định Phải Thử Một Lần

Du lịch Núi LangBiang không chỉ chinh phục du khách bằng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn bằng những món đặc sản ẩm thực độc đáo. Khi đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm những món ăn đặc trưng, mang đậm bản sắc nền văn hóa ẩm thực Tây nguyên đầy hấp dẫn.

>> Xem thêm: Cẩm Nang Du Lịch Đà Lạt 2024

1. Rượu cần

Đặc sản núi Langbiang

Rượu cần không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống quen thuộc mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần và văn hóa của người dân Tây Nguyên. Từ xa xưa, rượu cần đã gắn bó chặt chẽ với các nghi lễ tôn giáo và các hoạt động cộng đồng, trở thành một biểu tượng văn hóa đặc trưng của vùng đất này.

Quá trình làm rượu bắt đầu bằng việc nấu chín gạo nếp hoặc ngô, sau đó trộn với men rượu đặc chế. Men này được làm từ các loại lá rừng và thảo dược, tạo nên hương vị đặc trưng cho rượu cần. Hỗn hợp này sau đó được cho vào các bình cần, thường là bằng trúc hoặc gỗ, và được ủ trong khoảng thời gian nhất định. Rượu cần càng ủ lâu thì càng trở nên thơm ngon và có độ cồn cao hơn.

Vì vậy, khi du lịch núi Langbiang, việc thưởng thức rượu cần là một trải nghiệm không thể bỏ qua. Đây không chỉ là cơ hội để bạn thưởng thức một loại rượu đặc biệt mà còn là dịp để hiểu thêm về văn hóa và truyền thống của vùng đất này. Hãy thử một lần vít cong cần rượu và hòa mình vào không khí của những buổi lễ hội, cảm nhận sự ấm áp của tình người và văn hóa nơi đây. Rượu cần sẽ đưa bạn đến gần hơn với văn hóa và đời sống của người dân Tây Nguyên, làm phong phú thêm chuyến du lịch của bạn đó nhé.

2. Cơm lam

Đặc sản núi Langbiang

Khi đến núi LangBiang, cơm lam là một trong những món ăn đặc sản bạn không thể bỏ lỡ. Món cơm truyền thống này được chế biến theo cách đặc biệt, mang đến hương vị độc đáo cho du khách.

Quá trình chế biến cơm lam bắt đầu bằng việc chọn lựa gạo nếp chất lượng cao. Gạo nếp sau khi được đãi sạch sẽ được ngâm trong nước để mềm hơn. Sau đó, gạo được cho vào ống tre hoặc ống nứa, cùng với một ít nước để gạo có thể nở mềm khi nấu.

Những ống tre hoặc nứa này phải được lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo không bị nứt và sạch sẽ. Để nấu cơm, ống cơm lam được bịt kín bằng lá chuối hoặc lá dong, giúp giữ nhiệt và hương vị. Ống sau đó được đặt lên lửa than hồng, nướng từ 30 phút đến 1 giờ tùy theo kích thước của ống và độ nóng của lửa.

Khi cơm đã chín, mở ống cơm lam để lộ ra những hạt cơm dẻo và thơm phức. Cơm lam có màu trắng ngà, hơi ngả vàng và tỏa ra hương thơm nhẹ nhàng từ tre hoặc nứa. Hương thơm đặc trưng này kết hợp với vị ngọt của gạo nếp tạo nên một trải nghiệm ẩm thực rất riêng biệt.

Thưởng thức cơm lam là một trải nghiệm thú vị, đặc biệt khi được kết hợp với các món ăn truyền thống của LangBiang như gà đồi nướng, thịt nướng hoặc rau củ. Đây là món ăn lý tưởng cho các bữa tiệc ngoài trời hoặc buổi dã ngoại, giúp du khách hòa mình vào không gian thơ mộng của vùng đất này.

3. Gà đồi nướng

Đặc sản núi Langbiang

Sẽ thật thiếu sót khi nhắc đến đặc sản tại núi Langbiang mà không kể đến món gà nướng, một phần không thể thiếu trong ẩm thực Tây Nguyên. Tất cả gà ở đây đều được làm từ gà thả vườn, nuôi tự nhiên, nên thịt gà có độ dai và ngọt đặc trưng. Gà được ướp với gia vị đặc biệt, rồi nướng bằng hơi lửa để giữ trọn hương vị và tạo ra lớp da giòn rụm, thịt bên trong mềm mại.

Món gà nướng thường được ăn kèm với cơm lam, nhưng cũng có thể xé nhỏ và chấm cùng muối lá é, một loại lá gia vị độc đáo của Tây Nguyên. Trong tiết trời se lạnh của vùng cao nguyên, việc quây quần bên nhau thưởng thức gà nướng nóng hổi, kết hợp với chút cay nồng của muối lá é và vị nồng nàn của rượu cần, thực sự là một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời, làm ấm lòng và nhớ mãi.

4. Hạt dẻ rừng

Đặc sản núi Langbiang

Không to như hạt dẻ Thái Lan, hạt dẻ ở núi LangBiang chỉ bằng đầu ngón tay cái, nhưng lại hưng lại mang đến hương vị đặc biệt. Đây là loại hạt dẻ do người dân tộc địa phương thu hái từ rừng, và ngày nay, chúng trở thành một phần ký ức quý giá của thế hệ 7x và 8x ở Đà Lạt – Lâm Đồng.

Hạt dẻ rừng không phải lúc nào cũng có sẵn, vì chúng chỉ xuất hiện trong mùa hạt dẻ chín, thường vào khoảng tháng 11 và tháng 12 dương lịch, trùng với mùa thông ra hoa. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để thưởng thức hạt dẻ rừng, kết hợp với không khí se lạnh của cao nguyên LangBiang, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.

5. Cá lóc nướng cuốn bánh tráng

Đặc sản núi Langbiang

Cá lóc nướng cuốn bánh tráng là một món ăn giản dị nhưng lại vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng, đặc biệt phổ biến ở vùng núi LangBiang. Mỗi suất cá lóc nướng cuốn bánh tráng thường đi kèm với các loại rau thơm tươi mát, bánh tráng mềm và bún. Các loại rau thơm như rau diếp, húng quế, và xà lách không chỉ tăng thêm hương vị mà còn làm món ăn trở nên phong phú và đầy màu sắc.

Để thưởng thức, bạn chỉ cần lấy một miếng bánh tráng, cho vào đó một ít rau, một miếng cá lóc nướng và một chút bún, sau đó cuốn lại và chấm vào nước mắm pha hoặc tương ớt theo sở thích.

Món cá lóc nướng cuốn bánh tráng trở nên đặc biệt hơn khi thưởng thức trong tiết trời mát mẻ quanh năm của đỉnh núi LangBiang. Sự kết hợp giữa cá nướng thơm lừng, rau tươi mát và bánh tráng mềm, cùng với không khí trong lành của cao nguyên, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực vừa giản dị lại vừa đáng nhớ.

Núi LangBiang không chỉ nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp mà còn với những đặc sản ẩm thực độc đáo. Từ hương vị đậm đà của rượu cần, sự thơm ngon của cơm lam, đến món gà đồi nướng đầy hương vị và những hạt dẻ rừng hiếm có, tất cả đều mang đến cho du khách những trải nghiệm ẩm thực khó quên.

Xem thêm:

>> Khám phá núi Langbiang - Nóc nhà Tây Nguyên

>> Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Núi Langbiang